Ứng dụng hormone sinh sản trong quản lý và tăng năng suất đàn nái
Tăng năng suất cho đàn heo nái là một mục tiêu hàng đầu của các trang trại công nghiệp. Nó không chỉ giúp giảm giá thành tăng lợi nhuận mà nó còn đánh giá sự thành công của một trang trại. Để tăng năng suất cho đàn heo nái, có nhiều cách, tuy nhiên, trong bài viết này, chúng tôi muốn đề cập cụ thể về ứng dụng hormone sinh sản trong chăn nuôi heo nái.
Như chúng ta đã biết, Sinh sản là một quá trình sinh học đặc biệt, chịu sự điều khiển của hệ thống thần kinh - nội tiết. Các hormone được chế tiết từ các tuyến nội tiết đóng vai trò quan trọng, then chốt, kết hợp với hệ thống thần kinh điều khiển quá trình, các chức năng sinh sản.
Trước khi đi vào phần ứng dụng, tôi muốn khái quát qua một chút về bài trước chúng ta cùng trao đổi là vai trò của các hormone sinh sản được khái quát lại chung như sau:
Các Neuron vùng dưới đồi Hypothalamus tiết ra hormone GnRH. Hormone này, kích thích Tuyến yên. Tuyến yên tiết ra nhiều hormone trong đó có các hormone sinh sản là các Gonadotropin (trong đó có FSH và LH).
- Hormone FSH: kích thích tế bào trứng phát sinh, phát triển.
- Hormone LH: giúp các trứng phát dục (chín, rụng).
Các Gonadotropin này kích thích lên Buồng trứng tiết ra Estrogen. Hormone Estrogen có vai trò gây động dục, duy trì các đặc điểm sinh dục của con cái và nó tác động lên tuyến Hypothalamus và tuyến Yên tăng tiết LH.
Nang trứng phát triển, dịch nang trứng được tiết ra, tạo áp lực lên vách nang trứng. Áp lực này kết hợp với lượng LH tăng lên sẽ làm cho trứng rụng.
Khi nồng độ Estrogen tăng cao, nó tác động lên hệ thống thần kinh, ngoài việc tăng tiết LH, còn gây ra một số biểu hiện mà ta vẫn gọi là hiện tượng động dục:
- Phản xạ đứng yên, mê ỳ.
- Âm hộ sưng tấy, tiết nhiều dịch.
- Thích gần con đực, mẫn cảm cao độ với con đực.
- Bỏ ăn
Cũng có một số con động dục "ngầm", tức nó không biểu hiện hoặc biểu hiện không rõ những dấu hiện trên.
Khi trứng rụng, phần còn lại của nang trứng phát triển và biệt hóa thành thế vàng (Corpus luteum). Thể vàng tiết ra hormone Progesteron. Hormone này có tác động ngược lại (feedback) lên tuyến Hypothalamus: giảm tiết GnRH --> Tuyến yên giảm tiết LH và FSH --> Buồng trứng giảm tiết Estrogen:
- Ức chế động dục
- Giảm co bóp lên tử cung: An thai
- Ngoài ra, Progesteron còn kích thích tuyến sữa phát triển.
Trong thời gian đầu của quá trình mang thai, khi mà nhau thai chưa hình thành, nếu lượng Progesteron thấp sẽ rất dễ dẫn đến sảy thai.
Nếu trứng gặp được tinh trùng, hiện tượng thụ tinh sẽ xảy ra. Và hormone Progestenron sẽ giữ vai trò an thai cho đến khi hình thành nhau thai, rồi xảy ra hiện tượng đẻ.
Nếu trứng không gặp được tinh trùng thì sẽ xảy ra hiện tượng tiêu biến Thể vàng. Quá trình tiêu biến thể vàng xảy ra 3 ngày trước khi kết thúc giai đoạn hoàng thể trong chu kỳ sinh sản của heo nái. Hormone kiểm soát quá trình tiêu biến thể vàng là một hormone do nội mạc tử cung tiết ra: Prostaglandin (cụ thể là Prostaglandin F2α - PGF2α) và Oxitocyn.
Một số trường hợp heo nái xảy ra hiện tượng chậm lên giống do tồn tại thể vàng, hay bịviêm tử cung cũng liên quan đến hormone Prostaglandin này.
Việc sử dụng các hormone sinh sản trong quản lý đàn heo nái sẽ giúp giảm chi phí và công lao động, tăng hiệu quả, năng suất đàn nái. Điều này được các nước phát triển đang áp dụng rất phổ biến và rộng rãi.
Trong bài viết này, tôi xin trao đổi với các bạn một số hiện tượng gặp phải trên con nái và ứng dụng các hormone sinh sản để giải quyết các hiện tượng đó.
- Chứng hiện tượng tồn tại thể vàng dẫn đến chậm động dục.
- Viêm tử cung ảnh hưởng đến động dục.
- Heo hậu bị chậm lên giống so với bình thường.
- Heo nái đang nuôi con nhưng lại lên giống.
- Heo cai sữa rồi mà 7 ngày vẫn chưa lên giống.
- Làm thế nào để gây động dục hàng loạt
Bình thường, khi thấy heo nái có biểu hiện động dục (lên giống), đây chính là lúc ta cần phải phối cho heo nái. Ở một số trại thường áp dụng quy trình phối cho heo nái như sau, đem lại hiệu quả khá tốt:
- Nếu là hậu bị, thì lần đầu bỏ, không phối --> 12 giờ sau: phối lần 1 --> 12 giờ sau: phối lần 2
- Nếu là nái: phối lần 1: 12 giờ sau khi thấy biểu hiện lên giống --> 12 giờ sau: phối lần 2.
Vai trò và ứng dụng của hormone Protasglandin
Như ta đã biết, hormone Protasglandin do nội mạc tử cung tiết ra, tham gia vào quá trình tiêu biến thể vàng --> ức chế hormone Progesteron. Tuy nhiên, có thể do quá trình thụ tinh cho heo nái, hay một lý do nào đó dẫn đến Viêm tử cung của heo nái. Điều này sẽ làm ảnh hưởng đến lượng tiết Prostasglandin F2α - PGF2α, dẫn đến ảnh hưởng lượng PGF2α không đủ để tiêu biến thể vàng --> chậm lên giống, vô sinh do tồn tại thể vàng.
Điều này cũng giải thích vì sao khi heo nái bị viêm tử cung thì dẫn đến heo nái chậm lên giống, hay có khi vô sinh.
Việc sử dụng Protasglandin cũng được dùng để tham gia vào quá trình gây động dục hàng loạt. Do ta không thể biết được chính xác heo nái nào nằm trong giai đoạn noãn nang hay hoàng thể trong chu kỳ sinh sản, đặc biệt là đàn hậu bị mới bắt về. Bởi vậy, ta sử dụng Protasglandin để phá vỡ thể vàng (trong giai đoạn hoàng thể) cho tổng đàn: những heo náinào nằm trong giai đoạn hoàng thể sẽ được phá vỡ thể vàng, quay lại bắt đầu một chu kỳ mới, còn những heo nái nào nằm trong giai đoạn noãn nang thì không có ảnh hưởng gì do giai đoạn này không có thể vàng tồn tại. Vai trò của Protasglandin ở đây là đưa tất cả đàn heo về bắt đầu một chu kỳ mới. Sau đó, ta sẽ sử dụng hormone LH + FSH để gây động dục hàng loạt, tôi sẽ trình bày rõ hơn ở phần bên dưới đây.
Hormone LH, FSH
Vai trò của 2 hormone này làm cho trứng phát triển, thành thục, chín và rụng. Bởi vậy, 2 hormone này được sử dụng gây động dục hàng loạt sau khi sử dụng Protasglandin như đã trình bày ở trên sau 24 giờ. Tức là sau khi tiêm Protasglandin 24 giờ, ta sẽ tiêm LH và FSH (tỷ lệ LH/FSH : 3/1).
Nếu ta không sử dụng Protasglandin mà chỉ sử dụng LH và FSH, thì sự hiệu quả trong việc động dục heo nái sẽ giảm hơn rất nhiều do có thể khi ta sử dụng FSH và LH vào đúng giai đoạn hoàng thể của heo nái.
* Trường hợp heo nái đang nuôi con nhưng lại có hiện tượng lên giống:
Nguyên nhân do heo nái đã bị mất sữa khoảng 5 ngày sau đẻ, khi đó prolactin bị dừng lại, có nghĩa là LH + FSH đồng thời sẽ tăng lên, dẫn đến hiện tượng động dục.
Để khắc phục hiện tượng này, ta sẽ tiêm Protasglandin, sau đó 24 giờ, ta tiêm FSH + LH. Sau tối đa 5 ngày, heo sẽ động dục trở lại, bắt đầu một chu kỳ sinh sản mới. Trong trường hợp này, ta cần quan tâm nhiều hơn đến heo con, bởi heo con bị bắt buộc phải cai sữa sớm (do con mẹ mất sữa sớm), nên ta có thể tập ăn sớm cho heo con.
Vai trò của Tuyến yên trong đó có FSH+LH và Prolactin (tuyến vú)
* Trường hợp Heo cai sữa rồi mà 7 ngày chưa lên giống.
Lý do là vì một nguyên nhân nào đó, có thể là do Viêm hoặc do tồn tại thể vàng, prolactin đang cao. Tất cả nguyên nhân này làm cho lượng Progesteron cao, nó sẽ ức chế LH và FSH, gây lên hiện tượng chậm động dục.
Trường hợp này ta có thể dựa vào chu kỳ sinh sản của heo nái đó (ta ghi chép theo dõi), ta sẽ tiêm FSH và LH vào đầu giai đoan noãn nang (tức là ngày thứ 15, 16) của chu kỳ sinh sản. Sau tối đa 5 ngày thì động dục trở lại.
Để chắc chắn hơn, ta cũng có thể tiêm thêm Protasglandin trước khi tiêm FSH + LH khoảng 24 giờ để ức chế hoàn toàn Progesteron.
Việc sử dụng LH và FSH rất hiếm và tốn kém. Bởi vậy, trong thực tế, người ta thường sử dụng 2 hormone có vai trò tương tự đó là HCG và PMSG:
- HCG (Human Chorionic Gonadotropin): là kích tố của nhau thai người, kích tố của phụ nữ có chửa. Về chức năng sinh lý, nó gần giống với hormone LH.
- PMSG (Pregnant Mare Serum Gonadotropin) - huyết thanh ngựa chửa: là hormone của nhau thai ngựa, hormone này có chức năng gần giống với hormone FSH.
Hormone Progesteron
Dựa vào vai trò của hormone Progesteron mà người ta thường sử dụng nó trong việc an thai nhằm tránh hiện tượng sảy thai sớm. Ngoài ra, do Progesteron có vai trò ức chế động dục, nên người ta sử dụng Progesteron trong trường hợp ta không muốn vật nuôi hoạt động sinh dục; điều này thường được áp dụng đối với thú cánh như chó, mèo, ít khi hoặc dường như không sử dụng đối với heo.
Có một việc cần lưu ý nữa khi sử dụng các hormone sinh sản này vào trong quá trình quản lý đó là là sử dụng đúng liều. Việc sử dụng hormone không đúng liều sẽ làm mất cân bằng nội tiết tự nhiên, vì một hormone với nồng độ khác nhau có thể ảnh hưởng ngược (feedback) dương tính hay âm tính đến trao đổi chất trong cơ thể.
cám chăn nuôi thức ăn chăn nuôi minh hiếu cám minh hiếu cám jumbo cám sky feed cám hi gren cám cargill cám con cò cám proconco thức ăn chăn nuôi heo cám heo cám lợn thức ăn chăn nuôi cao cấp cám tốt nhất cám hi gro cám cp cám af cám minh hiếu cám thiên quang cám tân phát cám hana cám venus cám the one cám vina cám sunjin cám japa cám khu hope cám tungwei cám con cò cám gà cám cá cám vịt cám heo cám lợn thức ăn chăn nuôi miền bắc thức ăn chăn nuôi hưng yên thức ăn chăn nuôi hải dương nông dân làm giàucám chăn nuôi thức ăn chăn nuôi minh hiếu cám minh hiếu cám jumbo cám sky feed cám hi gren cám cargill cám con cò cám proconco thức ăn chăn nuôi heo cám heo cám lợn thức ăn chăn nuôi cao cấp cám tốt nhất cám hi gro cám cp cám af cám minh hiếu cám thiên quang cám tân phát cám hana cám venus cám the one cám vina cám sunjin cám japa cám khu hope cám tungwei cám con cò cám gà cám cá cám vịt cám heo cám lợn thức ăn chăn nuôi miền bắc thức ăn chăn nuôi hưng yên thức ăn chăn nuôi hải dương nông dân làm giàu
0 nhận xét :
Đăng nhận xét